CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÀNH TRI
HOTLINE 2

0853 928 231

HOTLINE 1

0977 348 266

27/06/2021 - 8:13 AMVegito 3702 Lượt xem

Một buổi sáng đẹp trời đi dạo vòng quanh các website viết bài về biển báo giao thông rồi chợt nhận ra. Ủa! biển báo giao thông đường bộ hiện nay đã áp dụng QCVN 41:2019 từ rất lâu rồi sao nội dung và hình ảnh trên này vẫn để thông tin của QCVN 41:2016, thậm chí nhiều trang còn là thông tin cùa quy chuẩn năm 2012. Mình mới thắc mắc sao các trang hiển thị top đầu google không chịu cập nhật quy chuẩn mới để người tham gia giao thông có thể nắm bắt cập nhật được những nội dung mới cũng như những thay đổi giữa quy chuẩn cũ và quy chuẩn mới. Chính bởi lý do này nên hôm nay mình quyết định viết bài này để cung cấp đến cho mọi người những nội dung mới những thay đổi, có những biển báo được bổ sung mới có những biển báo bị thay thế. Để cùng biết những thay đổi đó là thế nào mời các bạn cùng đọc những thông tin mà mình cung cấp dưới đây nhé.

Về cơ bản biển báo giao thông đường bộ vẫn được chia thành 5 nhóm biển báo chính như quy chuẩn cũ bao gồm: biển báo cấm; biển báo hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển báo chỉ dẫn; biển báo phụ, biển viết bằng chữ.

Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam đang tăng nhanh qua mỗi năm, tính đến năm 2023 đã gần 100 triệu dân, đây chính là những người trực tiếp tham gia giao thông hàng ngày dẫn đến lưu lượng tham gia giao thông trên đường là vô cùng lớn. Chính vì vậy việc hiểu rõ ý nghĩa cũng như hình ảnh các loại biển báo khi tham gia giao thông là vô cùng quan trọng để phòng ngừa tai nạn cũng như tranh bị những án phạt oan uổng. Bên cạnh đó giúp cho những người đang học và thi bằng lái xe các loại dễ dang và thuận tiện nhận biết và vượt qua kì thi một cách dễ dàng hơn. Bây giờ cùng với chúng tôi đi tìm hiểu kĩ hơn về những nhóm biển báo chính như đã kể phía trên nhé.

 

Biển báo giao thông - Biển báo cấm

Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham đi đường tuyệt đối không được vi phạm. Bởi nếu vi phạm thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể gây tai nạn giao thông ảnh hướng đến người khác và chính bản thân mình, có thể bị phạt tiền gây ảnh hưởng tài chính.

Biển báo giao thông biển báo cấm

Biển báo giao thông biển báo cấm (từ biển P.101 đến P.108a)

Biển báo cấm đa số có dạng hình tròn đường kính biển là 70cm đối với đường quốc lộ và các tuyến đường thông thường còn đối với đường cao tốc đường kính biển là 87.5cm, đường viền bao quanh màu đỏ rộng 10cm, vạch chéo màu đỏ rộng 5cm, nền phía trong có màu trắng, trên nền trắng có các hình vẽ hoặc là chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt.

Biển báo giao thông biển báo cấm

Biển báo giao thông biển báo cấm (từ biển P.109 đến biển P.119)

Biển báo cấm được đánh số kí hiệu từ P.101 đến P.140.

Điểm khác biệt là theo quy chuẩn năm 2016 biển P.127C. Biển han chế tốc độ tối đa theo biển ghép, thì qua quy chuẩn năm 2019 biển này được kí hiệu là DP.127. Trong quy chuẩn mới này có bổ sung thêm 3 kí hiệu là và hình ảnh mới đó là: DP.127a, DP.127b, DP.127c. Để hiểu rõ chi tiết hơn mời các bạn đọc QCVN 41:2019 trang 96 nhé.

Biển báo giao thông biển báo cấm

Biển báo giao thông biển báo cấm (từ biển P.120 đến biển P.124f)

Biển báo giao thông biển báo cấm

Biển báo giao thông biển báo cấm (từ biển P.125 đến biển P.127c)

Biển báo giao thông biển báo cấm

Biển báo giao thông biển báo cấm (từ biển DP.127a đến biển DP.127c)

Biển báo giao thông biển báo cấm

Biển báo giao thông biển báo cấm (từ biển P.128 đến biển P.140)

 

Biển báo giao thông - Biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo giúp cho người đi đường biết trước các nguy hiểm trên đường để có biện pháp chủ động phòng tránh kịp thời. Mặc dù biển báo này không bắt buộc phải tuân thủ như biển báo cấm nhưng người tham gia giao thông nên tuân thủ theo chỉ dẫn của biển báo để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người cùng tham gia giao thông trên đường nhé.

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm (từ biển W.201a đến biển W.205e)

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo đa phần có hình tam giác đều cạnh là 70cm đối với các tuyến đường thông thường và 87.5cm đối với đường cao tốc, biển có viền đỏ chiều rộng mép viền là 5cm, nền biển có màu vàng, trên nền biển có hình vẽ màu đen để mô tả sự việc cần báo hiệu.

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm (từ biển W.206 đến biển W.211a)

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đánh số kí hiệu từ W.201 đến W.247, nội dung của nhóm biển báo này gần như được giữ nguyên so với quy chuẩn cũ nên mình sẽ không có phần so sánh điểm khác biệt ở đây nhé.

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm (từ biển W.211b đến biển W.221b)

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm (biển từ W.222a đến biển W.231)

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm (từ biển W.232 đến biển W.244)

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm

Biển báo giao thông biển báo nguy hiểm (từ biển W.243a đến biển W.247)

 

Biển báo giao thông - Biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển báo dùng để báo các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông trên đường phải chấp hành. Người đi đường phải tuyệt đối chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).

Các biển hiệu lệnh đa số có dạng hình tròn đường kính biển 70cm đối với đường thông thường, 87.5cm đối với đường cao tốc, biển có nền màu xanh lam trên biển có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

Biển báo giao thông biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh (từ biển R.122 đến biển R.305)

Biển báo R.122 là biển hiệu lệnh Dừng lại có hình bát giác nền biển màu đỏ chữ trắng.

Biển báo R.301 đến R.309 có hình tròn nền xanh hình và chữ có màu trắng.

Biển báo R.310 đến R.420 và các biển có kí hiệu R,E có hình chữ nhật, kích thước và hình dạng cũng như nội dung tùy thuộc vào các loại biển báo.

 Biển báo giao thông biển báo hiệu lệnh 

Biển báo hiệu lệnh (từ biển R.306 đến biển R.310c)

Biển báo giao thông biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh (từ biển R.403a đến biển R.411)

Biển báo giao thông biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh (từ biển R.412a đến biển R.412h)

Biển báo giao thông biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh (từ biển R.412i đến biển R.413)

Biển báo giao thông biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh (từ biển R.415a đến biển R.421)

Biển báo giao thông biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh (từ biển R.E,9a đến biển R.E,11b)

 

Biển báo giao thông - Biển báo chỉ dẫn

Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông, giúp cho các phương tiện và người đi đường đảm bảo lưu thông an toàn, thuận tiện.

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.401 đến I.410)

Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình mũi tên, có nền màu xanh, nội dung màu trắng, màu vàng, màu đen tùy thuộc vào nội dung của từng biển.

Đây là nhóm biển có số lượng biển báo nhiều nhất được đánh số từ I.401 đến I.449.

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.414a đến biển I.419b)

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.416 đến biển I.423c)

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.424a đến biển I.428)

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.429 đến biển I.433)

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.434a đến biển I.441c)

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.442 đến biển I.445c)

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.445d đến I.447b)

Biển báo giao thông biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn (từ biển I.447c đến biển I.448)

 

Biển báo giao thông - Biển báo phụ

Nhóm biển báo phụ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung cho các nhóm biển báo khác: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh.

Biển báo giao thông biển báo phụ

Biển báo phụ (từ biển S.503a đến biển S.H,3c)

Biển báo phụ có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, biển chủ yếu có viền màu đen, nền trắng với hình vẽ màu đen, một số biển có nền đỏ chữ trắng hoặc nền màu xanh chữ trắng tùy thuộc vào nội dung và ý nghĩa từng loại biển. Biển báo phụ thường sẽ nằm dưới biển chính nhằm làm giải thích rõ ý nghĩa hơn cho biển chính. Biển báo phụ thường đứng bên cạnh và thấp hơn biển báo chính.

Nhóm biển báo phụ được đánh kí hiệu từ S.501 đến S.H,6 và là nhóm có ít biển báo nhất trong 5 nhóm biển báo chính.

Biển báo giao thông biển báo phụ

Biển báo phụ (từ biển S.501 đến biển S.505c)

Biển báo giao thông biển báo phụ

Biển báo phụ (từ biển S.506a đến biển S.G,9b)

Biển báo giao thông biển báo phụ

Biển báo phụ (từ biển S.510a đến biển S.507)

 

Biển báo giao thông - Vạch kẻ đường

Khi đọc đến đây chắc hẳn nhiều người thắc mắc tại sao mình lại xếp vạch kẻ đường vào 1 nhóm của biển báo giao thông phải ko ạ? Mọi người thắc mắc là đúng nhưng chính xác vạch kẻ đường cũng được coi như là một nhóm biển báo giao thông đấy ạ.

Vạch kẻ đường khi được sử dụng độc lập thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa và nội dung của vạch kẻ đường. Khi vạch kẻ đường được sử dụng để kết hợp với đèn giao thông, biển báo giao thông thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông theo thứ tự quy định. Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện nên chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân và đi đúng luật để tránh tai nạn và bị phạt tiền đáng tiếc nhé.

Biển báo giao thông vạch kẻ đường

Biển báo giao thông vạch kẻ đường (ảnh 1)

Phân loại vạch kẻ đường như thế nào?

Vạch kẻ đường có nhiều cách phân loại, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

Phân loại dựa trên vị trí sử dụng thì vạch sơn kẻ đường được chia thành hai loại:

Vạch trên mặt bằng: dùng để quy định các phần đường khác nhau ở trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định có màu vàng, trong một số trường hợp nhất định chúng ta cũng có thể sử dụng một số màu sắc khác để nâng mức độ cảnh báo giao thông trên mặt đường tùy từng trường hợp ví dụ như sơn trong khu đô thị, khu dân cư có thể dùng màu xanh lam…

Vạch đứng: là vạch được kẻ trên thành vỉa hè, tầng hầm, nhà để xe, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này có thể kết hợp giữa vạch màu vàng và vạch màu đen hoặc vạch màu trắng và vạch màu đỏ.

Biển báo giao thông vạch kẻ đường

Biển báo giao thông vạch kẻ tim đường

Phân loại dựa vào phương pháp kẻ thì vạch kẻ đường được chia thành ba loại:

Vạch dọc đường: là vạch kẻ chạy dọc theo hướng phương tiện giao thông chạy trên đường;

Vạch ngang đường: là vạch kẻ có hướng chạy cắt ngang qua đường hay hình thành một góc chéo với hướng phương tiện giao thông lưu thông trên đường;

Các loại vạch kẻ khác là các loại ký hiệu bằng chữ hay là một hình thức khác tùy từng trường hợp;

Ngoài ra vạch kẻ đường còn được phân loại dựa trên chức năng, ý nghĩa sử dụng và dựa vào hình dáng. Mọi người có thể tham khảo thêm tại Quy chuân 41:2019 trang 64.

Biển báo giao thông vạch kẻ đường

Biển báo giao thông vạch kẻ  lề đường

 

Biển báo giao thông - Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Sau  khi đọc đến đây chắc nhiều người thường xuyên lái xe trên đường cao tốc sẽ nghĩ vậy thì những biển báo giao thông chúng tôi gặp trên này thì được phân loại vào đâu đúng không ạ? Chúng được gọi tên là Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc nhé mọi người. Nhóm biển chỉ dẫn chúng ta tìm hiểu phía trên bài viết này là Biển chỉ dẫn trên đường ô tô không phải là đường cao tốc.

Biển báo giao thông biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (từ biển IE.450a đến biển IE.452)

Tác dụng biển chỉ dẫn trên đường cao tốc là gì?

Đơn giản biển chỉ dẫn trên đường cao tốc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người tham gia giao thông nhằm lái xe an toàn trên đường cao tốc và đi đến địa điểm mà chúng ta mong muốn mà không gặp phải tình trạng mất phương hướng hoặc đi quá nhánh rẽ phải xuống ở nhánh rẽ mà chúng ta không mong muốn. Cụ thể bao gồm những chức năng sau: Chỉ dẫn tên đường cũng như hướng tuyến; Chỉ dẫn đi đến các địa điểm, hướng di chuyển, khoảng cách đến các địa phương  như tỉnh, thành phố, huyện, xã và các tuyến đường; Dẫn hướng đến các khu công nghiệp, các loại hình dịch vụ công cộng như: sân bay, nhà ga, bến xe ô tô, bến cảng, bến phà, danh lam thắng cảnh và giải trí; Thông báo sắp tới nút giao, lối ra phía trước; Hướng dẫn tách và nhập làn khi ra, vào trên đường cao tốc; Hướng dẫn tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc; Chỉ dẫn giữ khoảng cách lái xe an toàn cho người tham gia giao thông; Cung cấp tần số sóng radio nhằm giúp người điều khiển phương tiện trên đường cao tốc có thể nắm bắt thông tin về tình trạng giao thông, tình trạng thời tiết cũng như các thông tin tiện ích trên đường cao tốc; Các biển chỉ dẫn khác cung cấp các nội dung như: biển chỉ dẫn địa danh, địa phận hành chính cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện, thị xã. biển báo tên cầu và tên công trình lớn.

Biển báo giao thông biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (từ biển IE.453a đến biển I.453C)

Kí hiệu của biển chỉ dẫn trên đường cao tốc là IE được đánh thứ tự từ IE.401a đến IE.474, số lượng quả là rất nhiều phải không mọi người.

Những yêu cầu của biển chỉ dẫn trên đường cao tốc là gì?

Nội dung được ghi trên biển báo giao thông chỉ dẫn phải thật ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu; nếu được thì nên ưu tiên sử dụng các ký hiệu, số hiệu và hình vẽ minh họa;

Kích cỡ của chữ viết, chữ số và ký hiệu của biển chỉ dẫn phải đảm bảo để người tham gia giao thông có thể nhìn rõ và nắm bắt được nội dung từ khoảng cách tối thiểu là 150 m trong điều kiện thời tiết bình thường;

Biển chỉ dẫn phải được dán màng phản quang, đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia về Màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ, thông thường đối với đường cao tốc thường dùng màng 3M-4000 có độ phản quang tốt.

Biển báo giao thông biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (từ biển IE.456a đến biển IE.460)

Màu sắc của biển chỉ dẫn trên đường cao tốc bao gồm những màu nào?

Màu nền, màu chữ cũng như đường viền của biển báo giao thông trên đường cao tốc được quy định như dưới đây:

Đối với biển báo giao thông có tính chất chỉ dẫn giao thông, chữ viết, chữ số và hình vẽ trên biển chỉ dẫn thông thường được thể hiện bằng màng phản quang màu trắng trên nền màng phản quang màu xanh lá cây còn đường viền bao quanh mép biển sẽ có màu trắng;

Đối với biển báo giao thông có tính chất chỉ dẫn dịch vụ công cộng, chữ viết, chữ số và hình vẽ trên biển chỉ dẫn được thể hiện bằng màng phản quang màu trắng trên nền của màng phản quang màu xanh lam còn đường viền mép bao quanh biển báo là màu trắng;

Biển báo giao thông biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (từ biển IE.456c đến biển IE.459b)

Đối với biển báo giao thông có tính chất chỉ dẫn cảnh báo, chữ viết, chữ số và hình vẽ trên biển chỉ dẫn được thể hiện bằng màng phản quang màu đen trên nền màng phản quang màu vàng huỳnh quang còn đường viền xung quanh mép biển báo dùng màu đen;

Đối với biển báo giao thông có tính chất chỉ dẫn giải trí, chữ viết, chữ số và hình vẽ trên biển chỉ dẫn được thể hiện bằng màng phản quang có màu trắng trên nền của màng phản quang màu nâu còn đường viền bao quanh mép biển báo là màu trắng;

Trừ những quy định khác, chữ viết, chữ số và hình vẽ trên biển báo giao thông chỉ dẫn được thể hiện bằng màng phản quang màu trắng trên nền màng phản quang màu xanh lá còn đường viền bao quanh mép biển có màu trắng.

Biển báo giao thông biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (từ biển IE.461a đến biển IE.462)

Biển báo giao thông biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (từ IE.463a đến biển IE.465)

Biển báo giao thông biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (từ biển IE.466 đến biển IE.468c)

Biển báo giao thông biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (từ biển IE.470 đến biển IE.473)

 

Biển báo giao thông đường thủy nội địa

Bài viết cũng khá là dài nhưng mình vẫn muốn tóm tắt nội dung chính của biển báo giao thông các loại trong 1 bài viết để giúp cho độc giả có cái nhìn tổng quát về cả biển báo giao thông đường bộ cũng như biển báo giao thông đường thủy. Hiện tại biển báo giao thông đường thủy được áp dụng QCVN 39:2020/BGTVT thay thế cho quy chuẩn cũ là QCVN 39:2011/BGTVT, phải mất đến gần 10 năm thì mới có bộ quy chuẩn mới các bạn ạ trong khi biển báo giao thông đường bộ thì cứ 4 năm đổi mới quy chuẩn 1 lần. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số nội dung chính có trong quy chuẩn mới này nhé.

Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn 39:2020/BGTVT quy định những yêu cầu kỹ thuật chính của báo hiệu đường thủy nội địa nói chung được lắp đặt trên các tuyến giao thông đường thủy nội địa ở Việt Nam.

Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với các tổ chức cũng như các cá nhân có liên quan đến các hoạt động như: thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác báo hiệu đường thủy nội địa… và những công tác khác có liên quan đến báo hiệu đường thủy nội địa tại Việt Nam.

Biển báo giao thông đường thủy nội địa

Biển báo giao thông đường thủy nội địa (thước nước ngược)

Báo hiệu đường thủy là thiết bị hay công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy được thiết lập và vận hành trên mặt nước, thành cầu, thiết bị, phương tiện hoặc trên đất liền để hướng dẫn cho người tham gia giao thông cũng như các tổ chức và cá nhân liên quan có thể định hướng, xác định vị trí của luồng chạy tàu cũng như đi lại an toàn và hiệu quả.

Quy định bờ phải, bờ trái hoặc phía phải, phía trái của luồng tàu chạy được xác định như thế nào?

Quy chuẩn này cho chúng ta biết căn cứ theo chiều dòng chảy để làm cơ sở quy định bờ phải, bờ trái hoặc phía phải, phía trái của luồng tàu chạy được xét theo hướng của dòng chảy lũ như sau:

Đối với sông và kênh ở trong nội địa thì xác định theo hướng dòng chảy từ trên thượng lưu xuống dưới hạ lưu và từ phía trong nội địa ra cửa biển, phía tay phải được xem là bờ phải và phía tay trái là được xem là bờ trái.

Đối với vùng duyên hải và ven vịnh thì được xác định theo hướng dòng chảy từ Bắc xuống Nam, phía tay phải được xem là phía phải luồng, phía tay trái được xem là phía trái luồng; theo hướng dòng chảy từ hướng Đông sang hướng Tây thì phía tay phải được xem là phía phải luồng, phía tay trái được xem là là phía trái luồng; từ bờ ra ngoài biển thì phía tay phải được xem là phía phải luồng, phía tay trái được xem là phía trái luồng.

Biển báo giao thông đường thủy nội địa

Biển báo giao thông đường thủy nội địa

Trên hồ tự nhiên hay hồ nhân tạo: trong trường hợp hồ có dòng chảy thì theo trục luồng chính được xác định từ thượng lưu nhìn về hạ lưu và đối với những đoạn luồng nhánh thì được xác định theo hướng nhìn ra trục luồng chính phía tay phải được xem là bờ phải, phía tay trái được xem là bờ trái.

Cách phân loại báo hiệu đường thủy nội địa về cơ bản được phân thành 3 nhóm chính như sau:

Nhóm báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn của luồng hay hướng tàu chạy là những báo hiệu giới hạn phạm vi chiều rộng, chỉ vị trí hay chỉ hướng của luồng tàu chạy nhằm hướng dẫn phương tiện tham gia giao thông thủy đi đúng luồng phải đi.

Nhóm báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm là những báo hiệu hỗ trợ và trọ giúp người điều khiển phương tiện thủy biết được vị trí của các chướng ngại vật cũng như các vị trí hay khu vực nguy hiểm trên luồng để phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Nhóm báo hiệu thông báo chỉ dẫn là những báo hiệu thông báo các tình huống có liên quan đến luồng hay điều kiện tàu chạy để người điều khiển phương tiện có thể kịp thời có các biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả, bao gồm các báo hiệu thông báo cấm, thông báo sự hạn chế hay chỉ dẫn những tình huống có liên quan đến luồng.

Biển báo giao thông đường thủy nội địa

Biển báo giao thông đường thủy nội địa

Vật liệu, kết cấu của biển báo giao thông đường thủy được quy định như thế nào theo quy chuẩn mới?

Biển báo phải được làm bằng thép: chiều dày thép của các bộ phận biển báo giao thông đường thủy được quy định như sau: chiều dày biển báo tối thiểu bằng 3mm,chiều dày của cột biển báo tối thiểu bằng 4mm, thân phao tối thiểu là 5mm.

Vật liệu sản xuất biển báo uu tiên sử dụng các loại vật liệu mới chống hoặc hạn chế ăn mòn, tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, thân thiện với môi trường như: nhôm, hợp kim hoặc thép mạ kẽm…

Biển báo giao thông đường thủy nội địa

Sản xuất biển báo giao thông đường thủy nội địa

Bề mặt biển báo giao thông đường thủy được phủ lớp sơn hoặc dán màng phản quang có tác dụng phản xạ ánh sáng, tăng độ nhận biết của biển báo vào buổi tối.

Biển báo được nổi gồm những mô đun khác nhau có thể liên kết bằng bu lông hoặc các liên kết khác tùy từng trường hợp cụ thể.

Cột biển báo giao thông đường thủy gồm 3 phần, móng, thân cột, biển báo. Các phần của trụ biển báo được liên kết với nhau bằng bu lông hay có thể dùng mặt bích bắt bu lông.

 

Công ty Thành Tri là đơn vị cung cấp, sản xuất, thi công, lắp đặt thiết bị an toàn giao thông như: biển báo giao thônghộ lan tôn sóng (hộ lan mềm), lan can cầu đườngkhe co giãntrụ đảo giao thông vòng xuyếngương cầu lồi


Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm
sản phẩm bán chạy
Biển Báo Cấm
Liên hệ

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thành Tri

Mã Số Thuế0318371486

Trụ Sở: 69/1A đường 494, Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, HCM

Hotline 1: 0977 348 266 (Mr Thế Anh)

Hotline 20941 353 268 (Ms Tường Vy)

Hotline 30868 613 931 (Mr Đình Việt)

Gmail: congtythanhtri2024@gmail.com

Website: thietbigiaothongthanhtri.com

Fanpage

Website đang chờ cấp phép Bộ Công Thương

Gọi ngay: 0977348266
messenger icon zalo icon