Công tác đảm bảo chất lượng là mục tiêu hàng đầu mà nhà thầu đặt ra. Việc đảm bảo chất lượng không chỉ trong quá trình thi công mà phải trong mọi giai đoạn trước khi tiến hành thi công như: thiết kế biện pháp, lập kế hoạch về tiến độ, quá trình chuẩn bị vật liệu, gia công chế tạo cấu kiện, các chi tiết xây dựng cũng như quá trình vận chuyển đến công trình. Giai đoạn hoàn thiện, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Ngoài nghị định số 46/2015/NĐ-CP còn theo hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu.
- Công việc này gồm các yêu cầu về thiết lập, thực hiện, nhân sự và duy trì kế hoạch kiểm tra chất lượng của nhà thầu.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng tất cả các công việc thi công, vật liệu, sản xuất và lắp đặt của công trình.
- Nhà thầu sẽ thiết lập và duy trì một tổ chức và hệ thống kiểm tra chất lượng thi công một cách có hiệu quả.
- Hệ thống kiểm tra chất lượng đảm bảo đầy đủ để bao quát được hết các hoạt động, và phù hợp với kế hoạch của nhà thầu.
- Hệ thống kiểm tra chất lượng sẽ bao gồm các kế hoạch, qui trình và tổ chức cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng theo đúng các yêu cầu trong hợp đồng. Kế hoạch này sẽ bao gồm mọi hoạt động kể cả sản xuất hoặc lắp đặt bên trong và bên ngoài công trường, lấy mẫu vật liệu, thử nghiệm, kiểm tra công tác quản lý để đảm bảo công trình theo đúng các tài liệu hợp đồng.
XEM THÊM VỀ BÁO GIÁ SẢN PHẨM:
- Để thực hiện được mục tiêu cao cả này, chúng ta phải thực hiện một Kế hoạch kiểm soát chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra bởi Chủ đầu tư dự án. Kế hoạch kiểm soát chất lượng cung cấp quá trình kiểm soát chất lượng phù hợp với dự án, tiến độ và an toàn chung. Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xác lập để phòng tránh các điều kiện ảnh hưởng xấu tới chất lượng, để đảm bảo có thể tìm và phân tích các tiềm năng xảy ra các khuyết tật và dị tật trong thực tế một cách nhanh chóng, và đảm bảo các biện pháp có thể được triển khai nhanh chóng và hiệu quả để xử lý kịp thời các khuyết tật xảy ra.
- Ban điều hành dự án và các kỹ sư giám sát sẽ tham gia vào hoạt động chất lượng và mở rộng đến các đối tượng liên quan như đội trưởng và các kỹ sư giám sát thi công cũng như các đội công nhân phục vụ dự án.
Kế hoạch kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công:
- Kế hoạch chất lượng sẽ bao gồm các kế hoạch, quy trình và các tổ chức cần thiết cho việc sản xuất ra một sản phẩm cuối cùng thoả mãn các yêu cầu của hợp đồng.
- Kế hoạch chất lượng sẽ bao trùm toàn bộ việc vận hành xây dựng, quá trình sản xuất cả trong và ngoài công trường, mẫu vật liệu, thí nghiệm, nghiệm thu và quản lý của tất cả các thầu phụ, người sản xuất, nhà cung cấp và người mua bán.
- Tính chất đầy đủ và rút gọn của các văn bản xây dựng là rất quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng toàn bộ cho dự án. Trong giai đoạn trước khi xây dựng nhà thầu phải xem lại các bản thiết kế để phát hiện nhanh chóng các vấn đề.
- Việc thí nghiệm theo yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được tiến hành trong phòng thí nghiệm do kỹ sư duyệt hoặc khuyến nghị với kỹ sư bằng cách đưa ra các kết quả thí nghiệm, chứng chỉ,... trước đây. Trong trường hợp các phương tiện thí nghiệm tại những nơi mà yêu cầu kỹ thuật đề ra là hạn chế và không sẵn có trên công trường thì chúng sẽ được tiến hành bởi các phòng thí nghiệm ngoài công trường được kỹ sư phê duyệt. Báo cáo thí nghiệm sẽ được đính kèm và chuyển đến cùng với việc giao hàng.
- Cán bộ kiểm soát chất lượng phải lập kế hoạch và tiến độ nghiệm thu, lập bảng liệt kê các mục cần kiểm tra và đưa ra các chỉ dẫn cho người nghiệm thu trong tất cả các công tác xây lắp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Biên bản của tất cả các đợt nghiệm thu sẽ được duy trì và lưu giữ. Việc sử dụng bảng liệt kê các mục cần kiểm tra bởi những người nghiệm thu cũng như bộ đầy đủ của các báo cáo nghiệm thu hàng ngày cũng sẽ được kiểm tra, sổ tay chất lượng riêng của dự án được chuẩn bị từ khi bắt đầu xây dựng cho từng công việc sẽ được thể hiện chi tiết hơn trong tất cả các quy trình chất lượng.
- Nhà thầu phải thực hiện và quản lý các công việc theo các chính sách và nguyên tắc sau:
+ Công việc sẽ tuân theo hồ sơ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu cũng như các chi dẫn cụ thể của Chủ đầu tư và Kỹ sư.
+ Nhà thầu phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu liên quan đến bất cứ công tác cụ thể nào được miêu tả trong yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu.
+ Nhà thầu phải thu thập tất cả các thông tin về các điều kiện địa chất thuỷ văn, điều kiện công trường để có thêm các giải pháp kỹ thuật và bản vẽ thi công.
+ Nhà thầu phải đề nghị với kỹ sư tiến hành thêm công tác thí nghiệm địa chất nếu cần thiết nhằm hiểu rõ hơn về điều kiện địa chất và thiết kế cũng như lập các phương án thi công tốt nhất.
+ Nhà thầu phải lập các biện pháp thi công và tiến độ cũng như trình tự thi công tốt nhất, biện pháp đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và các biện pháp an toàn cho từng công việc. Các biện pháp thi công sẽ được áp dụng sau khi đã được kỹ sư phê duyệt cho áp dụng trong thực tế nhằm mang lại chất lượng cao cho dự án.
Việc tổ chức Kế hoạch quản lý chất lượng
Trưởng ban kiểm soát chất lượng (Chủ nhiệm KCS):
- Toàn bộ các cán bộ sẽ có thâm niên và có kinh nghiệm về quản lý chất lượng. Người có trách nhiệm chính sẽ thực hiện việc giám sát bao quát toàn bộ dự án.
- Chỉ huy trưởng công trường của Nhà thầu phải nắm toàn bộ trách nhiệm với mọi khía cạnh của dự án bao gồm kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong suốt thời hạn của dự án. Tất cả các nhân viên của dự án sẽ do Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm thông qua các giám sát viên tương ứng. Chỉ huy trưởng công trường sẽ chỉ đạo Chủ nhiệm KCS thực hiện Kế hoạch chất lượng theo yêu cầu của dự án và phối hợp với Chủ nhiệm KCS trong việc thực hiện.
- Chỉ huy trưởng công trường của Nhà thầu phải đảm bảo rằng các lực lượng tham gia hoạt động chất lượng trong suốt quá trình của dự án bao gồm cả các thầu phụ.
- Chủ nhiệm KCS là người chịu trách nhiệm chính trong chương trình chất lượng. Chủ nhiệm KCS sẽ kết hợp với Chỉ huy trưởng công trường và kỹ sư dự án quyết định tất cả công việc phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng. Chủ nhiệm KCS duy trì không lệ thuộc vào phạm vi của nhà chức trách.
- Chủ nhiệm KCS của Nhà thầu phải có trách nhiệm chuẩn bị, phân phối và thực hiện các sổ tay chất lượng sẽ được áp dụng rộng rãi cho toàn bộ dự án.
- Chủ nhiệm KCS sẽ lập các bảng danh sách các mục cần kiểm tra và kế hoạch nghiệm thu, mua sắm các thiết bị thí nghiệm phù hợp và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết khác để thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng cho mọi công tác thi công.
- Chủ nhiệm KCS sẽ phối hợp với Chủ đầu tư bằng cách sắp xếp kế hoạch nghiệm thu, xin phê duyệt các kế hoạch, quy trình chất lượng và các văn bản khác và thông báo cho Chủ đầu tư tất cả các định hướng dự kiến trong các kế hoạch, chương trình và quy trình.
- Chủ nhiệm KCS cũng sẽ có trách nhiệm lập các văn bản kiểm soát chất lượng, đào tạo và cấp chứng chỉ cho toàn bộ các cán bộ nghiệm thu và tiến hành hiệu một cách có quả tất cả các chương trình nghiệm thu theo hợp đồng.
- Chủ nhiệm KCS của Nhà thầu phải phối hợp các yêu cầu cần thiết của Dự án với các cấp chính quyền sở tại, các nhóm bảo vệ môi trường cũng như các ban ngành cơ quan tại địa phương.
Nhân viên chịu trách nhiệm về Kiểm soát chất lượng:
Chủ nhiệm KCS sẽ chỉ đạo các cán bộ chất lượng bao gồm các cán bộ thí nghiệm cao cấp người sẽ chỉ đạo các nhân viên thí nghiệm trong công tác thí nghiệm hiện trường và trong phòng thí nghiệm theo yêu cầu của dự án.
Trách nhiệm kiểm soát chất lượng:
Cán bộ chất lượng sẽ có trách nhiệm đối với:
- Triển khai sổ tay chất lượng đối với từng công tác cụ thể bao gồm cả các quy trình, chính sách và nhân sự.
- Triển khai kế hoạch phát triển quy trình.
- Triển khai kế hoạch thí nghiệm cũng như nghiệm thu.
- Thực hiện đầy đủ theo yêu cầu kỹ thuật bao gồm việc kiểm soát người bán hàng/người cung ứng.
- Phát hiện và sửa chữa các khuyết tật trong các vật tư và máy móc cũng như tất cả các công việc thực hiện không theo yêu cầu.
- Đảm bảo trình độ nghiệm thu cá nhân và trau dồi cũng như cải thiện kỹ năng của mình.
- Duy trì chất lượng trong toàn bộ dự án đặc biệt khi làm việc liên quan tới các công tác xây lắp mới lạ và phức tạp.
- Giữ đúng hướng việc kiểm soát văn bản chất lượng nhằm kiểm tra tất cả các công tác xây lắp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.
- Quản lý các hoạt động thí nghiệm và kiểm soát các thiết bị thí nghiệm.
- Chỉ đạo việc rà soát và theo dõi để đảm bảo chất lượng.
- Đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ.
- Sử dụng chất lượng như một công cụ quản lý.
Nhà thầu phải xin phê duyệt của kỹ sư trựớc khi thay bất cứ cán bộ kiểm soát chất lượng nào. Bản đề nghị xét duyệt trình kỹ sư phải được chấp nhận của Chủ nhiệm KCS bao gồm tên, trình độ chức vụ và trách nhiệm của người được đề xuất thay thế.
Triển khai sổ tay chất lượng của Dự án:
Kinh nghiệm mà nhà thầu thu được từ việc chuẩn bị sổ tay chất lượng của các dự án tương tự khác sẽ giúp nhà thầu có thể nhanh chóng có được sổ tay chất lượng với các quy trình, chính sách và các chỉ dẫn cá nhân cặn kẽ, rõ ràng và có thể điều chỉnh theo yêu cầu của Chủ đầu tư đáp ứng các yêu cầu của dự án.
Sổ tay chất lượng bao gồm những chỉ dẫn nghiệm thu cụ thể cho từng công việc, với mỗi chỉ dẫn chứa đựng một bảng liệt kê các danh mục cần kiểm tra và nó được sử dụng trên công trường như là một lời chỉ dẫn của nhân viên quản lý chất lượng của nhà thầu.
Báo cáo nghiệm thu hàng ngày lập theo hình thức tổng hợp các hoạt động nghiệm thu hàng ngày và các yêu cầu, tiêu chuẩn và quy trình cụ thể khác của dự án. Các chỉ dẫn nghiệm thu dựa trên một vài thành phần bao gồm các yêu cầu của yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra kỹ năng tay nghề công nhân, các chỉ tiêu và các tiêu chuẩn công nghiệp và việc tích luỹ kinh nghiệm của các nhân viên quan trọng của dự án, những người sẽ chuẩn bị và xem xét các sổ tay.
Sổ tay chất lượng phục vụ như một chỉ dẫn hàng ngày cho các cán bộ giám sát và nghiệm thu nhằm đáp ứng và duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao của nhà thầu.
Mục tiêu kiểm soát chất lượng:
Công tác kiểm soát chất lượng của nhà thầu phải nhấn mạnh việc sử dụng các vật liệu và sản phẩm có chất lượng.
Nó liên quan tới việc phân tích kết quả từ nhiều dự án đã hoàn thành. Hệ thống khảo sát có tổ chức của đơn vị thi công được chỉ đạo hướng tới việc nhận biết những biện pháp thi công và vật liệu đó để tạo ra sản phẩm cuối cùng trên cơ sở của yêu cầu kỹ thuật.
Chương trình kiểm duyệt chất lượng đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng phù hợp trong toàn bộ dự án và hoạt động xây lắp của chúng tôi sẽ đáp ứng các yêu cầu của yêu cầu kỹ thuật.
Kiểm duyệt chất lượng được điều khiển bởi Chủ nhiệm KCS và các nhân viên trong ban kiểm soát chất lượng. Quá trình kiểm duyệt bao gồm việc nghiệm thu và đánh giá các hoạt động của dự án để xác nhận sự tuân thủ theo các quy trình, bản vẽ và các văn bản kiểm soát được phê duyệt khác; đệ trình các báo cáo kiểm duyệt sự tuân thủ văn bản hay không tuân thủ; và xác nhận rằng các khuyết tật sẽ được xử lý đúng lúc và có hiệu quả hay nằm trong hệ thống chờ đợi nhận diện các sự cố, các hoạt động sửa chữa và việc xác nhận các hoạt động sửa chữa.
Kiểm soát các khuyết tật:
Sau khi phát hiện các khuyết tật trong công tác nghiệm thu và được ghi lại trong báo cáo và được nhận diện qua việc đánh số khuyết tật và vạch ra trong hệ thống các văn bản kiểm soát. Nhà thầu phải chuyển báo cáo đến các bộ phận có trách nhiệm giải quyết các khuyết tật và yêu cầu họ nhận dạng và ghi lại các nguyên nhân gây sự cố, trình các biện pháp sửa chữa sự cố và các biện pháp phòng ngừa. Họ sẽ gửi lại báo cáo cho nhà thầu xem xét. Nếu nhà thầu không chấp nhận giải pháp sửa chữa được kiến nghị thì câu trả lời sẽ là loại bỏ và yêu cầu có giải pháp khác thích hợp hơn.
Duy trì nâng cấp trình độ cán bộ nghiệm thu:
Nhà thầu có khả năng và có cơ sở để lựa chọn cán bộ nghiệm thu/cán bộ chất lượng từ các nguồn lực sẵn có và có thể bổ sung vào bộ khung này các nhân viên có trình độ và kinh nghiệm. Nhà thầu phải triển khai chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng của các nhân viên hiện có và việc đảm bảo trình độ nhất định của các chuyên gia luôn được tiến hành và duy trì.
Chỉ đạo việc đánh giá liên tục đối với các hoạt động chất lượng trong khi đáp ứng kế hoạch hoàn thành dự án:
Nhà thầu phải phát hiện ra rằng chỉ đạo việc đánh giá liên tục đối với các công tác thi công các hạng mục phức tạp, trước khi bắt đầu công việc của hạng mục có thể dẫn đến các hiệu quả lớn hơn trong hoạt động chất lượng. Các chủ đề được bàn bạc là tình trạng tuân thủ chất lượng, trách nhiệm thí nghiệm, trách nhiệm nghiệm thu, các yêu cầu thí nghiệm bằng văn bản, các sự cố đã biết và thấy trước và các văn bản chất lượng liên quan. Tất cả các bảng danh sách các mục cần kiểm tra của công tác đánh giá liên tục đều được ghi chép đầy đủ và giữ lại như một báo cáo của dự án.
Duy trì các văn bản kiểm soát chất lượng:
Nhà thầu phải có một hệ thống Kiểm soát chất lượng với các hồ sơ ghi chép đã được kiểm chứng tính hiệu quả trong lĩnh vực giao thông, dân dụng, công nghiệp, các dự án xây dựng thương mại và hệ thống an toàn giao thông. Hệ thống của nhà thầu sẽ cung cấp các dữ liệu có sẵn, các kho lưu trữ đáng tin cậy và thông tin nhanh về tất cả các văn bản của dự án.
Quản lý thí nghiệm, bắt đầu và các hoạt động kết thúc dự án:
Nhà thầu phải có hiểu biết thực tế về các yêu cầu của quá trình liên quan đến giai đoạn kết thúc dự án. Nhà thầu phải nhận ra tầm quan trọng giai đoạn kết thúc và sự hiệu quả của giai đoạn này được chi phối bởi quá trình từ khi kí hợp đồng đến khi kết thúc dự án.
Nhà thầu phải có khả năng về nguồn nhân lực và kỹ thuật để điều khiển việc kiểm duyệt một cách có kế hoạch các hoạt động thí nghiệm trong suốt các giai đoạn thi công dự án bao gồm cả việc xây dựng, lắp đặt thiết bị và nghiệm thu và chấp thuận.
Các cán bộ nghiệm thu của Nhà thầu phải theo dõi các công tác thí nghiệm theo các chỉ dẫn nêu ra trong chỉ dẫn nghiệm thu chất lượng. Các két quả thí nghiệm sẽ được lập thành văn bản và đệ trình cho Giám đốc dự án để xem xét và phê duyệt. Các văn bản đã được duyệt sẽ cung cấp các xác nhận rằng báo cáo thí nghiệm đã hoàn thành và hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.
Kiểm soát vật tư và thiết bị:
Trước khi xây dựng Nhà thầu phải lập một danh mục vật tư và máy móc dựa trên bản vẽ và các hợp đồng mua bán. Danh sách này sẽ dùng để làm danh sách các mục cần kiểm tra khi giao nhận vật tư và thiết bị và ghi chú các điều kiện của chúng. Cán bộ chất lượng sẽ nhận được danh sách này từ khi thiết kế dự án và xem xét nó cho tới khi hoàn chỉnh và chính xác.
Việc nghiệm thu nhận hàng và phát hiện khuyết tật của vật tư sẽ được tiến hành theo đợt giao hàng.
Nghiệm thu vật tư
Trưởng ban kiểm soát chất lượng của Nhà thầu phải nghiệm thu các mục sau:
- Điều kiện của vật tư báo cáo thí nghiệm (nếu có);
- Tên của đơn vị sản xuất và số hiệu;
- Các tiêu chuẩn phải tuân theo;
- Vật tư phải được kiểm tra chặt chẽ theo các yêu cầu trong đơn đặt hàng;
Khi Trưởng ban kiểm soát chất lượng của nhà thầu xác định rằng các vật tư là được chấp nhận thì sẽ điền đầy đủ vào báo cáo nhận hàng cũng như lưu trữ trong hồ sơ giao nhận hàng hóa.
Báo cáo
Khi các vật tư bị phát hiện là không phù hợp thì một bản báo cáo sẽ được lập bởi trưởng ban kiểm soát chất lượng như sau:
- Mô tả các khuyết tật
- Mô tả việc đánh giá kiểm soát chất lượng
- Mô tả nơi cất giữ
- Xuất kho hàng và nhận dạng:
Tất cả các vật tư và thiết bị sẽ được lưu kho và bàn giao như sau:
- Khu vực kho chỉ định.
- Vật tư không được sử dụng cho sản xuất hay lắp đặt trong khoảng thời gian ngắn sẽ được đắt trong các kho chỉ định. Trưởng ban kiểm soát chất lượng sẽ đảm bảo rằng các vật tư được chấp nhận và không được chấp nhận sẽ được tách riêng trên công trường.
- Đánh mã mầu và số:
- Trưởng ban kiểm soát chất lượng sẽ đảm bảo rằng việc đánh mã mầu và đánh số sẽ được sử dụng để nhận biết các vật tư.
Phần 1 về biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công đã kết thúc tại đây. Mời các bạn xem tiếp phần 2 tại đường link sau nhé:
https://thietbigiaothongthanhtri.com/bien-phap-dam-bao-chat-luong-trong-thi-cong-phan-2.html
Công ty Thành Tri là đơn vị cung cấp, sản xuất, thi công, lắp đặt thiết bị an toàn giao thông như: biển báo giao thông, hộ lan tôn sóng (hộ lan mềm), lan can cầu đường, khe co giãn, trụ đảo giao thông vòng xuyến, gương cầu lồi, đinh phản quang, cọc tiêu chóp nón…chất lượng, uy tín, giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Khu vực miền bắc bao gồm các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Khu vực miền trung bao gồm các tỉnh thành như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh thành như: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Khu vực miền nam và các tỉnh miền Tây bao gồm các tỉnh thành sau: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ.
Thành Tri với mạng lưới vận tải rộng khắp sẽ đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của quý khách hàng.
Toàn cảnh chạy sóng hộ lan mềm tại xưởng
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÀNH TRI
Trụ sở chính: 69/1A đường 494 - Tăng Nhơn Phú A - TP. Thủ Đức - TP. HCM
Văn phòng HN: Số nhà 17 - Tập thể 97 - Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội
VP Tây Nguyên: 53 TL - Ea Tu - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
Xưởng SX HCM: 50 Thới Tam Thôn 17 - Tân Chánh Hiệp - Hóc Môn - TP. HCM
Xưởng SX HN: Km1 Phan Trọng Tuệ - Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội
Hotline: 0977.348.266
Gmail: congtythanhtri2024@gmail.com/congtyquynhnga2018@gmail.com
Chia sẻ bài viết:
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thành Tri
Mã Số Thuế: 0318371486
Trụ Sở: 69/1A đường 494, Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, HCM
Hotline 1: 0977 348 266 (Mr Thế Anh)
Hotline 2: 0941 353 268 (Ms Tường Vy)
Hotline 3: 0868 613 931 (Mr Đình Việt)
Gmail: congtythanhtri2024@gmail.com
Website: thietbigiaothongthanhtri.com