Hệ thống đường báo hiệu đường bộ được chia làm 5 nhóm chính theo QCVN 41:2019/BGTVT bao gồm những nhóm biển báo hiệu sau: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển báo phụ. Ngoài ra còn có hệ thống vạch kẻ đường và biển chỉ dẫn trên đường cao tốc.
Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nhóm biển báo thứ tư đó là biển báo chỉ dẫn các bạn nhé.
Tác dụng: các biển báo chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Ý nghĩa sử dụng các biển báo chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn trên các đường ô tô không phải là đường cao tốc có mã “I” với tên các biển như sau:
- Biển số I.401: Bắt đầu đường ưu tiên;
- Biển số I.402: Hết đoạn đường ưu tiên;
- Biển số I.405 (a,b,c): Đường cụt;
- Biển số I.406: Được ưu tiên qua đường hẹp;
- Biển số I.407 (a,b,c): Đường một chiều;
- Biển số I.408: Nơi đỗ xe;
- Biển số I.408a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố;
- Biển số I.409: Chỗ quay xe;
- Biển số I.410: Khu vực quay xe;
- Biển số I.413a: Đường phía trước có làn đường dành cho ô tô khách;
- Biển số I.413 (b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách;
- Biển số I.414 (a,b,c,d): Chỉ hướng đường;
- Biển số I.415: Mũi tên chỉ hướng đi;
- Biển số I.416: Đường tránh;
- Biển số I.417 (a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe;
- Biển số I.418: Lối đi ở những vị trí cấm rẽ;
- Biển số I.419a: Chỉ dẫn địa giới;
- Biển số I.419b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại;
- Biển số I.422a: Di tích lịch sử;
- Biển số I.422b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại;
- Biển số I.423 (a,b): Vị trí người đi bộ sang ngang;
- Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ;
- Biển số I.424 (a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ;
- Biển số I.424 (c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ;
- Biển số I.425: Bệnh viện;
- Biển số I.426: Trạm cấp cứu;
- Biển số I.427a: Trạm sửa chữa;
- Biển số I.427b: Trạm kiểm tra tải trọng xe;
- Biển số I.428: Cửa hàng xăng dầu;
- Biển số I.429: Nơi rửa xe;
- Biển số I.430: Điện thoại;
- Biển số I.431: Trạm dừng nghỉ;
- Biển số I.432: Khách sạn;
- Biển số I.433a: Nơi nghỉ mát;
- Biển số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động;
- Biển số I.433e: Báo hiệu nhà trọ;
- Biển số I.434a: Bến xe buýt;
- Biển số I.434b: Bến xe tải;
- Biển số I.435: Bến xe điện;
- Biển số I.436: Trạm cảnh sát giao thông;
- Biển số I.439: Tên cầu;
- Biển số I.440: Đoạn đường thi công;
- Biển số I.441 (a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công;
- Biển số I.442: Chợ;
- Biển số I.443: Xe kéo rơ-moóc;
- Biển số I.444 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm;
- Biển số I.445 (a, b, c, d, e, f, g, h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường;
- Biển số I.446: Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật;
- Biển số I.447 (a, b, c, d): cầu vượt liên thông;
- Biển số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp;
- Biển số I.449: Biển tên đường.
Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục E của Quy chuẩn 41:2019/BGTVT trang 133. Để biết thêm thông tin chi tiết mời các bạn tham khảo thêm khi đọc quy chuẩn nhé.
Biển báo chỉ dẫn viết bằng chữ đặt trong thành phố, thị xã và những tuyến quốc lộ có nhiều phương tiện do người nước ngoài điều khiển thêm phụ đề tiếng Anh bên dưới hàng chữ tiếng Việt. Chữ tiếng Anh sử dụng loại chữ viết thường.
Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo chỉ dẫn:
Biển báo chỉ dẫn có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật.
Các biển có nền là màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số biển chỉ dẫn khác với quy định này được cụ thể ở Phụ lục E của Quy chuẩn này.
Kích thước chi tiết của hình vẽ, chữ viết, con số và màu sắc của các biển ở Điều 16, Điều17 và Phụ lục E của Quy chuẩn 41:2019/BGTVT.
Tùy theo tính chất, mỗi kiểu biển được đặt ở một vị trí quy định như sau:
Biển số I.401 và biển số I.402 đặt tương ứng ngay tại vị trí bắt đầu và vị trí cuối của đường ưu tiên và đường dành cho xe ô tô.
Biển số I.407 (a,b,c), I.413 (a,b,c) và I.418 đặt ở nơi đường bộ giao nhau:
- Biển số I.407a và I.413a đặt sau nơi đường bộ giao nhau;
- Biển số I.407 (b,c), I.413 (b,c) đặt trước nơi đường bộ giao nhau;
- Biển số I.418 đặt trước biển báo cấm rẽ và cách nơi đường bộ giao nhau được chỉ dẫn trên biển ít nhất 30m.
Biển số I.405 (a,b,c), I.414 (a, b, c, d), I.416, I.417 (a,b) nhằm mục đích chỉ dẫn cho các loại xe cơ giới là chủ yếu, phải đặt biển báo ở vị trí cách nơi đường giao nhau từ 20m đến 50m.
Trường hợp không đặt biển nguy hiểm và cảnh báo thì biển báo chỉ dẫn trên có thể đặt cách nơi đường giao nhau định chỉ dẫn một khoảng cách như quy định của biển cảnh báo ở Điều 34 của QCVN 41:2019.
Biển số I.406, I.408, I.409, I.410, I.417c và các biển từ biển số I.422 đến biển số I.436 được đặt ngay tại vị trí trước và sát đoạn đường cần chỉ dẫn, nếu đặt cách xa hơn phải kèm biển số S.502.
XEM THÊM VỀ BÁO GIÁ SẢN PHẨM:
Biển chỉ hướng đường (biển số I.414 (a,b,c,d)) đặt tại nơi đường giao nhau. Trong khu dân cư thì có thể chỉ đặt biển trên các hướng chủ yếu nối khu dân cư đó với địa danh lịch sử, đô thị, khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp lân cận tiếp theo.
Biển số I.414 (a,b) dùng trong trường hợp chỉ có một địa danh khu dân cư trên hướng đường cần chỉ dẫn. Biển số I.414 (c,d) dùng trong trường hợp có từ hai địa danh khu dân cư cần chỉ dẫn.
Trên mỗi hướng đường ghi nhiều nhất là ba địa danh cần chỉ dẫn. Địa danh ở xa hơn viết phía dưới, lần lượt những địa danh đã ghi trên biển được giữ nguyên trên những biển chỉ đường tiếp theo cho đến vị trí của địa danh gần nhất đã ghi trên biển.
Địa danh và khoảng cách ghi trên biển quy định như sau:
Những địa danh được chỉ dẫn phải là địa danh mà tuyến đường đi qua. Việc lựa chọn địa danh để chỉ dẫn theo thứ tự ưu tiên sau đây và được sử dụng trên tất cả các loại hệ thống đường (CT, QL, ĐT, ĐH, ĐX, ĐĐT) trừ hệ thống đường chuyên dùng:
- Tên thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tên thành phố trực thuộc tỉnh;
- Tên tỉnh lỵ (trung tâm hành chính cấp tỉnh): không báo tên tỉnh trừ trường hợp tên tỉnh trùng với tên tỉnh lỵ;
- Tên thị xã;
- Tên huyện lỵ (trung tâm hành chính cấp huyện): không báo tên huyện trừ trường hợp tên huyện trùng với tên huyện lỵ;
- Tên thị trấn;
- Di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh;
- Tên ngã ba, ngã tư quan trọng, tên điểm đầu hoặc điểm cuối tuyến đường;
Trên đường chuyên dùng chỉ ghi địa danh nơi đường giao nhau, điểm đầu hoặc điểm cuối tuyến đường.
Khoảng cách ghi trên biển là cự ly từ vị trí đặt biển đến trung tâm địa danh chỉ dẫn (phù hợp với thông tin trên cột kilômét) và ghi số chẵn đến kilômét nếu cự ly ≥ 1,0 km và ghi số chẵn đến 100m nếu cự ly 1,0 km. Cự ly từng đoạn phù hợp với cự ly toàn bộ và thống nhất cả hai chiều xe chạy.
Công ty Thành Tri là đơn vị cung cấp, sản xuất, thi công, lắp đặt thiết bị an toàn giao thông như: biển báo giao thông, hộ lan tôn sóng (hộ lan mềm), lan can cầu đường, khe co giãn, trụ đảo giao thông vòng xuyến, gương cầu lồi, đinh phản quang, cọc tiêu chóp nón…chất lượng, uy tín, giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Chúng tôi là đơn vị cung cấp sản phẩm cho nhiều dự án, nhiều công trình lớn nhỏ trên khắp mọi miền tổ quốc. Nếu quý công ty, quý khách hàng có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị, một đối tác có thể đồng hành và gắn bó lâu dài thì hãy nhấc máy lên và gọi hoặc zalo cho số hotline: 0977.348.266 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.
Khu vực miền bắc bao gồm các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Khu vực miền trung bao gồm các tỉnh thành như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh thành như: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Khu vực miền nam và các tỉnh miền Tây bao gồm các tỉnh thành sau: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ.
Thành Tri với mạng lưới vận tải rộng khắp sẽ đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của quý khách hàng.
Video Toàn Cảnh Chạy Sóng Hộ Lan Tại Xưởng
CÓ THỂ XEM THÊM:
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÀNH TRI
Trụ sở chính: 69/1A đường 494 - Tăng Nhơn Phú A - TP. Thủ Đức - TP. HCM
Văn phòng HN: Số nhà 17 - Tập thể 97 - Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội
VP Tây Nguyên: 53 TL - Ea Tu - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
Xưởng SX HCM: 50 Thới Tam Thôn 17 - Tân Chánh Hiệp - Hóc Môn - TP. HCM
Xưởng SX HN: Km1 Phan Trọng Tuệ - Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội
Hotline: 0977.348.266
Gmail: congtythanhtri2024@gmail.com/congtyquynhnga2018@gmail.com
Chia sẻ bài viết:
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thành Tri
Mã Số Thuế: 0318371486
Trụ Sở: 69/1A đường 494, Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, HCM
Hotline 1: 0977 348 266 (Mr Thế Anh)
Hotline 2: 0941 353 268 (Ms Tường Vy)
Hotline 3: 0868 613 931 (Mr Đình Việt)
Gmail: congtythanhtri2024@gmail.com
Website: thietbigiaothongthanhtri.com